Home/Tin Tức Hoạt Động/CÁCH PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT CHO TRẺ MẦM NON

Tin Tức Hoạt Động

Trường mầm non 8/3

CÁCH PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT CHO TRẺ MẦM NON

mn83 16/07/2020 Lượt xem: 40


CÁCH  PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

CHO TRẺ MẦM NON

  1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Theo số liệu của Sở Y tế, tính từ đầu năm đến ngày 20/05/2020, toàn tỉnh đã ghi nhận 1.775 trường hợp mắc sốt xuất huyết và đã có 01 ca tử vong (tại thành phố Quy Nhơn). Các ca bệnh được ghi nhận ở tất cả 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh: Hoài Nhơn 300 ca, An Nhơn 229 ca, Quy Nhơn 272 ca, Tuy Phước 237 ca, Tây Sơn 206 ca, Phù Mỹ 194 ca, Hoài Ân 72 ca, Vĩnh Thạnh 70 ca, Phù Cát 134 ca, Vân Canh 44 ca và An Lão 17 ca.

  1. Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:

– Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

– Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

– Mùa mưa đến thường là lúc muỗi phát triển sinh sôi nảy nở, cũng thường là lúc chúng ta dễ mắc sốt xuất huyết, nhất là trẻ em.
– Sốt xuất huyết có những biến chứng chết người tiềm tàng. Nó có thể gây:
+ Sốt cao.
+ Hiện tượng chảy máu, thường có gan to.
+ Trong những trường hợp nặng có thể gây suy tuần hoàn.
        * ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH, CÁCH LÂY TRUYỀN:
– Bệnh  do virus Dengue ( Đen – gơ) gây nên. Virus Dengue lây truyền từ người bệnh sang người lành qua loài muỗi có tên là Aedes aegypti (An-des-ê-gyp-ti) thường được gọi là muỗi vằn.
– Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà.
– Muỗi vằn hoạt động hút máu và ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối.
      * BIỂU HIỆN CỦA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
– Sốt cao đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức các khớp.
– Có ban đỏ, xuất huyết da, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…

Những biểu hiện của dịch bệnh sốt xuất huyết

 * NGUYÊN NHÂN TỬ VONG TỪ DỊCH BỆNH:

– Shock do thoát dịch ra khỏi lòng mạch máu

– Xuất huyết nội tạng: tim, não, thận, xuất huyết tiêu hóa…

* CẦN LÀM GÌ KHI NGHI NGỜ BỊ SỐT XUẤT HUYẾT:

  1. Đi khám tại cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị theo đơn bác sĩ; khám lại theo hẹn
  2. Theo dõi và chăm sóc tại cộng đồng:

– Hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể từ 38,5 độ C trở lên bằng Paracetamol, lau người bằng nước ấm khi sốt cao.

– Uống nhiều nước : dung dịch Oresol, nước trái cây…

– Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu: Cháo, súp, sữa, thực phẩm giàu vitamin C

– Nằm màn cả ngày và đêm, nghỉ ngơi tại giường

– Theo dõi hàng ngày các triệu chứng cho đến khi hết sốt 2 ngày

– Nôn liên tục hoặc nôn ra máu

– Chảy máu mũi hoặc chảy máu lợi, Có nhiều nốt xuất huyết trên da

– Mệt mỏi bất thường, nhiệt độ hạ nhanh dưới ; da xanh, lạnh và ẩm

  1. Đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu nguy hiểm sau:
    * Đi ngoài phân đen

* Ngủ li bì hoặc quấy khóc (trẻ em)

* Đau bụng

* Khát nhiều (khô miệng)

* Khó thở

      * CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
– Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
– Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
– Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
* Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết với khẩu hiệu: “ Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”

Hình ảnh phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ